-
Thời lượng
0 video
- Cấp độ
- Danh mục
DẠNG 1: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – NGUYÊN TỬ KHỐI – NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, biết tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
Câu 2: Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố R là 115. Số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 25 hạt.
a) Tìm số hạt mỗi loại và tính số khối.
b) Lập tỉ lệ hạt nơtron và hạt proton trong nhân. Nhận xét gì về tỉ lệ trên.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52. Biết số hạt ở vỏ ít hơn số hạt trong nhân là 18.
a) Tìm tên của X và tính số khối.
b) Cho 6,72 lít khí X (đktc) tác dụng vừa đủ với Kali. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 4: Một nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ nguyên tử lần lượt là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
Câu 5: Một nguyên tố có 2 đồng vị mà số khối là 2 số nguyên liên tiếp có tổng là 25. Xác định kí hiệu nguyên tử 2 đồng vị đó, biết đồng vị nhẹ có số nơtron bằng số electron
Câu 6: Một nguyên tố X có 3 đồng vị và nguyên tử khối trung bình là 68,45. Đồng vị thứ nhất có 37 nơtron chiếm 75%, đồng vị thứ hai hơn đồng vị thứ nhất là 1nơtron chiếm 15%, đồng vị thứ ba hơn đồng vị thứ hai 2 nơtron
a.Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử
b.Tìm số khối của mỗi đồng vị
Câu 7: Một nguyên tử X có 3 đồng vị
24X (78,6%); 25X (10%); 26X (11,4%)
a.Tính nguyên tử khối trung bình của X
b.Mỗi khi có 50 nguyên tử 25X thì có bao nhiêu nguyên tử các đồng vị còn lại
c.Cho biết đồng vị 25X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 11. Xác định số hiệu nguyên tử X
Câu 8: Một nguyên tố R có 2 đồng vị X và Y ,tỉ lệ số nguyên tử X:Y = 45:455.Tổng số phần tử trong nguyên tử của X bằng 32 nhiều hơn tổng số phần tử trong Y là 2 notron .Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính nguyên tử khối TB của R.
Câu 9: Nguyên tử X có 3 đồng vị là X1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,1%. Tổng số khối của ba đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X2 nhiều hơn trong X1 một hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855.
a.Hãy tính X1, X2, X3
b.Nếu X1 có số nơtron bằng proton. Hãy tìm số nơtron trong nguyên tử của mỗi đồng vị
Câu 10: Một nguyên tố X có 3 đồng vị .Tổng số khối là 51 , số khối của đồng vị II nhiều hơn số khối của đồng vị I là 1 đơn vị ,số khối của đồng vị III bằng 9/8 số khối của đồng vị I .Tính số khối của mỗi đồng vị . Biết rằng đồng vị I chiếm 99,577% , đồng vị II chiếm 0,339%. Tính nguyên tử khối TB của X.xác định số p,n,e và tên X biết đồng vị I có số notron bằng số proton.
Câu 11: Một nguyên tố X có 3 đồng vị : đồng vị I (92,3%) , đồng vị II (4,7%) còn lại là đồng vị III .Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 87 Tổng khối lượng của 200 nguyên tử X là 5621,4 . Mặt khác số notron trong đồng vị II nhiều hơn trong đồng vị I là 1 đơn vị .Biết trong đồng vị I có số proton bằng số notron. Định tên nguyên tố X và tìm số notron trong mỗi đồng vị .
DẠNG 2: CẤU HÌNH ELECTRON
Câu 12: Ba nguyên tử A,B,C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp.Tổng số e của chúng là 51. Hãy viết cấu hình e của chúng.
Câu 13: Phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử hai nguyên tố A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của các phân lớp này bằng 5 và hiệu số e của chúng bằng 3
a.Viết cấu hình e của 2 nguyên tử A, B.
b.Hai nguyên tử này có số nơtron kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71u. Tính số nơtron và số khối của mỗi nguyên tử .
Câu 14: Nguyên tử của 1 nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8 Viết cấu hình electron của A, B.
Câu 15: A là 1 nguyên tố mà nguyên tử có mức năng lượng ngoài cùng là 3p. B là 1 nguyên tố mà nguyên tử cũng có mức năng lượng 3p, hai phân lớp này cách nhau 1e. B có 2 e ở lớp ngoài cùng. B hơn A 1 phân lớp. xác định SHNT của A& B. Nguyên tố nào là kim loại? là phi kim? là khí hiếm?
Nội dung Học phần
ÔN TẬP ĐẦU NĂM | ||
NỘI DUNG ÔN TẬP | Xem | |
ON TAP DAU NAM 10.pdf | Xem | |
NGUYÊN TỬ | ||
VIDEO BÀI GIẢNG CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ | Xem | |
BÀI TẬP TỰ LUẬN NGUYÊN TỬ (VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO) | Xem | |
BT TN THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ | Xem | |
BT TN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - ĐỒNG VỊ - NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH | Xem | |
BT TN TOÁN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - ĐỒNG VỊ - NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH | Xem | |
BT TN CẤU HÌNH ELECTRON | Xem | |
CHƯƠNG 2 | ||
VIDEO BÀI GIẢNG | Xem | |
TÓM TẮT LÝ THUYẾT | Xem |
BÀI TẬP TỰ LUẬN | ||
BÀI TẬP TỰ LUẬN | Xem | |
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM | ||
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LT P1 | Xem | |
BT TRẮC NGHIỆM LT P2 | Xem | |
BT TRẮC NGHIỆM P1 | Xem | |
BT TRẮC NGHIỆM P2 | Xem |
Hồ sơ Giảng viên
Tống Đức Huy
Giảng viên có 22 khóa học
Chưa có thông tin hồ sơ của
(+84) 028.38 229 360 Email Giáo vụ:
sgddt@tphcm.gov.vn